Thay răng là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của trẻ. Lúc này răng sữa bắt đầu lung lay, rụng đi để nhường cho răng vĩnh viễn mọc thế chỗ. Tuy nhiên vì yếu tố nào đó mà răng sữa chưa rụng, chiếc răng vĩnh viễn đã vội vàng “trồi” lên. Nếu bé nhà mình cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, Quý phụ huynh tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé.
Mục lục
Độ tuổi rụng răng sữa của trẻ
Hàm răng đóng vai trò giúp trẻ ăn nhai, nghiền vụn thức ăn giúp quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn. Ngoài ra, răng giúp khuôn mặt trở nên hài hoà, thẩm mỹ, hỗ trợ quá trình phát âm ngay từ khi còn bé. Thực tế, răng bắt đầu hình thành trước khi chúng ta được sinh ra. Nhưng bạn không nhìn thấy vì chúng đang phát triển bên trong hàm, dưới nướu. Khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên mọc ra. Đến khoảng 3 tuổi là hầu hết các bé đều có đủ 20 chiếc răng sữa. Đến khi bước sang giai đoạn từ 5- 6 tuổi, trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên quá trình này có thể xảy ra muộn hơn với trẻ 7- 8 tuổi. Bé gái thường có xu hướng thay răng sớm hơn bé trai và thay chiếc răng sữa cửa hàm dưới trước.
Cụ thể hơn về thời điểm rụng răng sữa của trẻ như sau:
Trẻ từ 6 đến 7 tuổi | Thay 2 răng cửa giữa ở hàm dưới. |
Thay 2 răng cửa giữa ở hàm trên. | |
Trẻ từ 7 đến 8 tuổi | Thay 2 răng cửa hàm trên. |
Thay 2 răng cửa hàm dưới. | |
Trẻ từ 9 đến 11 tuổi | Thay 2 răng hàm trên thứ nhất. |
Thay 2 răng hàm dưới thứ nhất. | |
Trẻ từ 10 đến 12 tuổi | Thay 2 răng nanh hàm trên. |
Trẻ từ 9 đến 12 tuổi | Thay răng nanh hàm dưới. |
Trẻ từ 10 đến 12 tuổi | Thay 2 răng hàm dưới thứ 2. |
Thay 2 răng hàm trên thứ 2. |
Khi con bước vào độ tuổi dậy thì, tất cả các răng sữa sẽ rụng hết và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Quá trình có thể bắt đầu sớm hơn hoặc trễ hơn ở một số người. Thông thường, răng sữa rụng đi thì khoảng 3 tháng sau sẽ mọc lên chiếc răng vĩnh viễn tương ứng. Đôi khi bé nhà mình có thể bị thiếu răng như răng cửa bên, răng ngay cạnh răng cửa. Để biết chính xác hơn tình trạng thay răng của trẻ diễn ra đúng quy trình hay không, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám thường xuyên.
Vì sao răng vĩnh viễn mọc khi răng sữa chưa rụng?
Chắc hẳn đã có không ít trường hợp răng sữa của trẻ chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã nhanh chóng mọc lên thế chỗ. Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố dưới đây.
– Do răng vĩnh viễn của trẻ mọc lệch hướng
Trước tiên răng vĩnh viễn của trẻ mọc lệch hướng do răng sữa vẫn chưa rụng. Bình thường, răng sữa bị lung lay là do răng vĩnh viễn bắt đầu mọc chạm chân răng của chúng, khiến chúng tiêu chân và lung lay. Lúc này, phụ huynh nên cho bé nhổ răng sữa ngay để chuẩn bị chỗ cho răng mới mọc lên. Răng vĩnh viễn có thể sẽ chen lấn, mọc sai hướng, chếch ra vị trí khác so với dự tính ban đầu.
– Do răng sữa đã lung lay nhưng bố mẹ không chú ý nhổ cho bé
Nhiều bậc cha mẹ quá bận bịu, không có nhiều thời gian chăm sóc con nên việc răng sữa đã lung lay nhưng chưa nhổ cũng thường xuyên xảy ra. Đặc biệt khi chế độ ăn uống chứa nhiều thức ăn mềm thì điều này càng khó nhận biết. Răng sữa không được nhổ, răng vĩnh viễn sẽ tìm hướng khác để mọc lên, dẫn đến hiện tượng răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới.
– Do răng sữa mọc chậm khiến răng vĩnh viễn mọc chèn vào
Từ khoảng 6 tháng tuổi những chiếc răng cửa đầu tiên mọc lên. Nhưng có nhiều trường hợp trẻ mọc răng chậm hơn, có thể hơn 12 tháng rồi vẫn chưa phát triển. Bởi vậy bé mọc răng sữa chậm khiến cho răng vĩnh viễn mọc sớm sẽ chèn vào, làm cho cả hai chiếc răng bị lệch lạc.
– Do thói quen ăn uống của trẻ
Tình trạng ăn chậm, biếng ăn thường xuyên xảy ra ở nhiều bạn nhỏ trong thời gian ăn dặm. Vì cha mẹ không có cách khắc phục nên sẽ ưu tiên chọn các món được nấu mềm và nhuyễn hơn. Như vậy trẻ không phải mất công cắn nhỏ hoặc nhai nghiền. Điều này vô tình làm cho răng sữa không được hoạt động tốt, khó bị mài mòn, chân răng và nướu liên kết bền vững. Khi đó, thời gian rụng răng diễn ra chậm hơn bình thường. Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên khi mà răng sữa chưa kịp rụng.
– Do di truyền
Di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của răng. Thông thường trẻ sẽ nhận 50% gen di truyền từ cả bố và mẹ. Ngoài ra có thể cả từ ông bà. Nếu trong gia đình, vấn đề sức khoẻ răng miệng chưa được tốt dễ truyền lại cho con cháu, gây tình trạng sai lệch.
Có thể bạn quan tâm: Thói quen xấu khiến răng trẻ mọc lệch lạc
Mọc răng khi răng sữa chưa rụng có ảnh hưởng gì không?
Răng vĩnh viễn mọc khi răng sữa chưa rụng tưởng như chỉ là vấn đề đơn giản, có thể khắc phục được. Tuy nhiên nếu làm không kịp thời, đúng cách sẽ để lại nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ răng miệng lẫn thẩm mỹ.
– Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai
Răng mọc lêch lạc ngay từ nhỏ làm mất sự cân đối của khớp cắn, khiến trẻ ăn nhai khó khăn hơn. Từ đây cũng cản trở quá trình chuyển hoá thức ăn và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ. Bé có thể ngày càng lười ăn hơn, cân nặng lẫn chiều cao đều không được như các bạn đồng trang lứa.
Nhiều phụ huynh quan tâm: Niềng răng cho trẻ hết bao nhiêu? Niềng răng ở đâu tốt?
– Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Có nhiều trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên chen chúc với răng sữa cả trong lẫn ngoài. Càng để lâu, việc khắc phục răng được thẳng hàng thẳng lối sẽ gặp nhiều khó khăn. Hàm răng trở nên “xấu xí” cũng có thể là nguyên nhân làm cho bé bị trêu trọc ở trường lớp. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, con cảm thấy tự ti khi giao tiếp.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng
Răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí để lại những khoảng trống giữa các răng trên cung hàm. Khi đó vụn thức ăn dễ mắc lại. Nếu trẻ không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ lâu dần hình thành các mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,… càng dễ xảy ra.
Cách xử lý tốt nhất mọc răng vĩnh viễn khi răng sữa chưa rụng
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng không biết phải làm sao khi răng vĩnh viễn mọc lên trong khi răng sữa chưa rụng. Dưới đây là cách xử lý tốt nhất giúp khắc phục tình trạng trên.
– Nhổ bỏ răng sữa trước khi răng vĩnh viễn mọc hoàn thiện
Trước tiên khi thấy răng vĩnh viễn của bé đã mọc, cha mẹ cần mang bé đến phòng khám nha khoa uy tín để nhổ răng sữa lung lay. Như vậy thì chiếc răng mới sẽ có thể dịch chuyển đến đúng vị trí của nó. Nhổ răng sữa cho bé rất đơn giản, nhiều nơi còn nhổ hoàn toàn miễn phí.
– Hướng dẫn bé đẩy lưỡi
Sau khi đã nhổ răng sữa, cha mẹ hướng dẫn bé cách dùng lưỡi đẩy răng vĩnh viễn về đúng chỗ một cách tự nhiên. Phương pháp này đơn giản mà tương đối hiệu quả khi răng vĩnh viễn còn mọc chưa chắc chắn và sai lệch ít. Còn trường hợp răng vĩnh viễn bị lệch nặng hơn, thì cần đến giải pháp đeo hàm trainer hoặc niềng răng.
– Đeo hàm trainer
Hàm trainer là khí cụ giúp khắc phục tình trạng răng bị lệch nhẹ vào giai đoạn đầu khi con từ 5- 10 tuổi. Thời điểm này xương hàm còn mềm nên việc nắn chỉnh dễ dàng hơn, đưa chiếc răng mọc lệch lạc về đúng vị trí. Với trường hợp răng bị lệch nặng hơn thì hàm trainer chỉ hỗ trợ khắc phục một phần. Sau một thời gian con đến độ tuổi niềng, cha mẹ nên cho con niềng để đạt hiệu quả tốt nhất.
– Niềng răng cho bé
Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay thì ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn, các bậc phụ huynh có thể tham khảo cách niềng răng trong suốt Invisalign First. Phương pháp này sử dụng khay niềng trong suốt cực kỳ mềm dẻo mang đến cảm giác thoải mái. Bên cạnh đó việc dễ dàng tháo lắp khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng cũng là điểm cộng tích cực. Hơn nữa, niềng răng sớm bằng Invisalign First giúp điều chỉnh khớp cắn và các răng hiệu quả, không mất nhiều thời gian cũng như chi phí so với khi trưởng thành.
Giải đáp: Niềng răng cho trẻ từ mấy tuổi là phù hợp và hiệu quả nhất?
Cách phòng tránh mọc răng vĩnh viễn khi răng sữa chưa rụng
Vì nhiều nguyên nhân mà răng sữa của trẻ có thể chưa rụng khiến cho răng vĩnh viễn mọc lên gặp khó khăn. Để phòng tránh tình trạng này, cha mẹ lưu ý một vài điều dưới đây nhé.
– Theo dõi cẩn thận quá trình mọc răng của trẻ
Phụ huynh nên dành chút thời gian theo dõi quá trình mọc răng của trẻ, so sánh và đối chiếu với các kiến thức y khoa. Nếu thấy có hiện tượng răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã trồi lên thì cần đến phòng khám ngay để khắc phục hiệu quả.
Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi, nhắc nhở bé bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng như mút tay, ngậm ti giả, thở bằng miệng, cắn đầu bút bi, cắn móng tay,…
– Đảm bảo dinh dưỡng cho bé
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với sức khoẻ nói chung và sự phát triển của răng nói riêng. Cha mẹ nên xây dựng chế độ các món ăn đầy đủ, hợp lý. Đặc biệt không thể thiếu thực phẩm chứa canxi, vitamin D, C, E, K, chất xơ cùng nhiều khoáng chất khác.
Bạn cho trẻ ăn đa dạng các món, không chỉ món mềm mà cả món có độ cứng vừa phải như thịt bò, thịt gà, rau củ luộc,… Khi bé đang mọc và thay răng, cha mẹ tránh tối đa thực phẩm chứa nhiều đường, đồ quá nóng, quá lạnh hoặc có tính axit cao.
– Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Sau chế độ dinh dưỡng, điều tiếp theo cha mẹ cần rèn luyện cho bé chính là thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày. Khi trẻ mọc răng, bạn tập cho trẻ thói quen chải răng đúng cách khoảng 2 ngày/lần vào buổi sáng và tối. Chọn bàn chải có kích thước phù hợp, đầu nhỏ, lông mềm, kem đánh răng chứa fluor để việc làm sạch răng của trẻ được hiệu quả nhất.
– Thăm khám nha khoa định kỳ
Phụ huynh cố gắng sắp xếp thời gian đưa trẻ đến nha khoa uy tín thăm khám định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Như vậy sẽ kiểm tra được răng sữa có rụng đúng với thời gian ở trên không. Ngoài ra còn giúp nhanh chóng khắc phục những vấn đề khác xảy ra ở răng miệng của bé.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ